Germain-isern - Tin tức công nghệ tổng hợp hay, chọn lọc
  • Home
  • Bất động sản
  • Công Nghệ
  • Điện Thoại
  • Game
  • Máy Tính
  • Mục Khác
    • Giáo Dục
    • Học Tiếng Anh
    • Phần Mềm
    • Tổng Hợp
No Result
View All Result
  • Home
  • Bất động sản
  • Công Nghệ
  • Điện Thoại
  • Game
  • Máy Tính
  • Mục Khác
    • Giáo Dục
    • Học Tiếng Anh
    • Phần Mềm
    • Tổng Hợp
No Result
View All Result
Germain-isern - Tin tức công nghệ tổng hợp hay, chọn lọc
No Result
View All Result
Home Giáo Dục

Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại – Đại Cương Kim Loại – Hóa 12

admin by admin
July 24, 2020
in Giáo Dục
3
Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại – Đại Cương Kim Loại – Hóa 12



Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại – Đại Cương Kim Loại – Hóa 12 – Nguyễn Phúc Hậu EDU.
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử (nguyên tử kim loại dễ bị oxi hóa thành ion dương):
M → Mn+ + ne
1. Kim Loại tác dụng với phi kim:
– Hầu hết các kim loại khử được phi kim điển hình thành ion âm
– Ví dụ:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Hg + S → HgS
2. Kim Loại tác dụng với axit
a) Đối với dung dịch HCl, H2SO4 loãng:
M + nH+ → Mn+ + n/2H2
(M đứng trước hiđro trong dãy thế điện cực chuẩn)
b) Đối với H2SO4 đặc, HNO3 (axit có tính oxi hóa mạnh):
– Kim loại thể hiện nhiều số oxi hóa khác nhau khi phản ứng với H2SO4 đặc, HNO3 sẽ đạt số oxi hóa cao nhất
– Hầu hết các kim loại phản ứng được với H2SO4 đặc nóng (trừ Pt, Au) và H2SO4 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr…), khi đó S+6 trong H2SO4 bị khử thành S+4 (SO2) ; So hoặc S-2 (H2S)
– Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 đặc nóng (trừ Pt, Au) và HNO3 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr…), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+4 (NO2)
– Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 loãng (trừ Pt, Au), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+2 (NO) ; N+1 (N2O) ; No (N2) hoặc N-3 (NH4+)
– Các kim loại có tính khử càng mạnh thường cho sản phẩm khử có số oxi hóa càng thấp. Các kim loại như Na, K…sẽ gây nổ khi tiếp xúc với các dung dịch axit
Ví dụ:
2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
4Mg + 5H2SO4 (đặc) → 4MgSO4 + H2S + 4H2O
Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
3. Kim Loại tác dụng với dung dịch muối
– Điều kiện để kim loại M đẩy được kim loại X ra khỏi dung dịch muối của nó:
+ M đứng trước X trong dãy thế điện cực chuẩn
+ Cả M và X đều không tác dụng được với nước ở điều kiện thường
+ Muối tham gia phản ứng và muối tạo thành phải là muối tan: xM (r) + nXx+ (dd) → xMn+ (dd) + nX (r)
– Khối lượng chất rắn tăng: ∆m↑ = mX tạo ra – mM tan
– Khối lượng chất rắn giảm: ∆m↓ = mM tan – mX tạo ra
– Hỗn hợp các kim loại phản ứng với hỗn hợp dung dịch muối theo thứ tự ưu tiên: kim loại khử mạnh nhất tác dụng với cation oxi hóa mạnh nhất để tạo ra kim loại khử yếu nhất và cation oxi hóa yếu nhất
– Với nhiều anion có tính oxi hóa mạnh như NO3-, MnO4-,…thì kim loại M sẽ khử các anion trong môi trường axit (hoặc bazơ)
Ví dụ:
+ Khi cho Zn vào dung dịch CuSO4 ta thấy lớp bề mặt thanh kẽm dần chuyển qua màu đỏ và màu xanh của dung dịch bị nhạt dần do phản ứng:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓
+ Khi cho kim loại kiềm Na vào dung dịch CuSO4 ta thấy có sủi bọt khí không màu và xuất hiện kết tủa keo xanh do các phản ứng:
Na + H2O → NaOH + 1/2H2 và CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
+ Khi cho bột Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 có vài giọt HCl ta thấy có khí không màu thoát ra và hóa nâu trong không khí do phản ứng:
3Cu + Cu(NO3)2 + 8HCl → 4CuCl2 + 2NO + 4H2O
4. Kim Loại tác dụng với nước
– Các kim loại mạnh như Li, Na, K, Ca, Sr, Ba…khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường theo phản ứng: M + nH2O → M(OH)n + n/2H2. Kim loại Mg tan rất chậm và Al chỉ tan khi ở dạng hỗn hống (hợp kim của Al và Hg)
– Các kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hiđro
– Ví dụ:
Mg + H2O(h) → MgO + H2
3Fe + 4H2O(h) → Fe3O4 + 4H2
Fe + H2O(h) → FeO + H2
– Các kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag, Hg…không khử được nước dù ở nhiệt độ cao
5. Kim Loại tác dụng với dung dịch kiềm
Các kim loại mà hiđroxit của chúng có tính lưỡng tính như Al, Zn, Be, Sn, Pb…tác dụng được với dung dịch kiềm (đặc). Trong các phản ứng này, kim loại đóng vai trò là chất khử, H2O là chất oxi hóa và bazơ làm môi trường cho phản ứng
Ví dụ: phản ứng của Al với dung dịch NaOH được hiểu là phản ứng của Al với nước trong môi trường kiềm và gồm hai quá trình:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
Cộng hai phương trình trên ta được một phương trình:
2Al + 6H2O + 2NaOH → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
6. Kim Loại tác dụng với oxit kim loại
Các kim loại mạnh khử được các oxit kim loại yếu hơn ở nhiệt độ cao thành kim loại
Ví dụ: 2Al + Fe2O3 → 2Fe + Al2O3

===============================
Xem Clip Nhớ Like Và Đăng Kí Kênh Bấm Chuông Thông Báo Để Nhận Video Mới Của Miss Nguyễn Phúc Hậu EDU Nhé!!!
☆ ĐĂNG KÝ/SUBSCRIBE:
☆ OFFICIAL FACEBOOK:
================================
© Bản quyền thuộc về Nguyễn Phúc Hậu EDU
© Copyright by Nguyễn Phúc Hậu EDU ☞ Do not Reup.
===============================
#TínhChấtHóaHọcCủaKimLoại
#TínhChấtHóaHọcCủaKimLoạiHóa12
#ĐạiCươngKimLoại

Nguồn: https://germain-isern.com/

Xem thêm bài viết khác: https://germain-isern.com/giao-duc/

Xem thêm Bài Viết:

  • Lê Huỳnh Tiết Lộ Bí Mật Về Con Người Thật Của Diễn Viên Hài Kiều Oanh – Tin Tức Online Mới Nhất
  • Lạnh gáy khi biết sự thật về LÊ LỢI khiến cả giới sử gia choáng váng – Bí Ẩn Lịch Sử Việt Nam
  • Lê Quý Đôn Giỏi Cỡ Nào? | Những Giai Thoại Thú Vị Và Gia Tài Kiến Thức Đồ Sộ Của Lê Quý Đôn | BASV
  • Lee Min Ho – Vụ Tai Nạn Định Mệnh Làm Thay Đổi Cuộc Đời Của "Nam Thần" Kbiz
  • Choáng với nhan sắc không tuổi của Vợ Lý Hải dù đã gần U40 – TIN TỨC 24H TV
Previous Post

Ánh Nắng Của Anh - English Male Version - AlexD

Next Post

Hướng dẫn xem youtube tắt màn hình, đa nhiệm cửa sổ trên mọi máy Android

Next Post
Hướng dẫn xem youtube tắt màn hình, đa nhiệm cửa sổ trên mọi máy Android

Hướng dẫn xem youtube tắt màn hình, đa nhiệm cửa sổ trên mọi máy Android

Comments 3

  1. Moto vlog says:
    2 years ago

    Dạy nhanh v cô

    Reply
  2. Ngọc Lê says:
    2 years ago

    Em cảm ơn cô. Bài giảng rất hay ạ

    Reply
  3. Du Lịch và Ẩm Thực says:
    2 years ago

    hướng dẫn rất hay và dễ hiểu

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới

Tiềm năng hấp dẫn khi cho thuê nhà Ba Vì để kinh doanh Homestay

Tiềm năng hấp dẫn khi cho thuê nhà Ba Vì để kinh doanh Homestay

by admin
July 10, 2021
0

Nổi tiếng với vô số điểm du lịch nức lòng giới trẻ, cho thuê nhà Ba Vì để kinh doanh...

Đường Nguyễn Duy Trinh mở rộng tăng sức hút cho Vinhomes Grand Park

Đường Nguyễn Duy Trinh mở rộng tăng sức hút cho Vinhomes Grand Park

by rdom
July 10, 2021
0

Chỉ là một tuyến đường được mở rộng hơn nhưng đã tăng sức hút cho Vinhomes Grand Park. Nếu bạn...

Nhà đất Vĩnh Lộc Hồ Chí Minh tăng vọt – lợi thế thành rào cản

Nhà đất Vĩnh Lộc Hồ Chí Minh tăng vọt – lợi thế thành rào cản

by admin
July 10, 2021
0

Theo các chuyên gia nhận định nhà đất Vĩnh Lộc Hồ Chí Minh đang trên đà tăng giá. Tuy nhiên,...

2017 mệnh gì? Hợp với nghề nào để công danh hiển đạt?

2017 mệnh gì? Hợp với nghề nào để công danh hiển đạt?

by rdom
December 9, 2020
0

2017 mệnh gì? Hợp với nghề nghiệp nào để con yêu cảm thấy mê thích, sống những ngày thật ý...

  • Chính Sách Bảo Mật
  • Germain-isern – Tin tức công nghệ tổng hợp hay, chọn lọc
  • Liên Hệ

© 2022 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Home
  • Bất động sản
  • Công Nghệ
  • Điện Thoại
  • Game
  • Máy Tính
  • Mục Khác
    • Giáo Dục
    • Học Tiếng Anh
    • Phần Mềm
    • Tổng Hợp

© 2022 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.